Gwent: Hé lộ 6 thẻ bài mới tại ChinaJoy 2017
Ngày 10.1, AmCham VIệt Nam phát thông báo cho hay, tổ chức này vừa bầu chọn tiến sĩ - bác sĩ Đàm Thị Hoàng Lan, người có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, là Chủ tịch AmCham Việt Nam năm 2025.Bác sĩ Đàm Thị Hoàng Lan làm việc tại hãng dược MSD (Merck & Co.) của Mỹ và Canada từ năm 2016, phụ trách bộ phận Chính sách và Quan hệ Chính phủ, tiếp cận thị trường và truyền thông. Theo AmCham, bác sĩ Đàm Thị Hoàng Lan đã góp phần quan trọng vào những thành tựu của MSD tại Việt Nam, bao gồm việc cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tài trợ các chương trình giáo dục cộng đồng về các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin. Đặc biệt, triển khai một số chương trình tại Việt Nam như "MSD vì bà mẹ" và "Quản lý sử dụng kháng sinh hợp lý". "Bà đã tham gia nhiều dự án và chương trình y tế quan trọng, đóng góp vào việc phát triển chính sách nhằm tăng khả năng tiếp cận của bệnh nhân với những phương pháp điều trị tiên tiến tại nhiều tổ chức khác nhau, trong đó có Bộ Y tế; tâm huyết với các hoạt động phát triển bền vững... Những thành tựu này được Bộ Y tế ghi nhận và trao tặng Huân chương Vì sức khỏe nhân dân", thông báo của AmCham Việt Nam nêu.Từ năm 1990 - 2016, bác sĩ Đàm Thị Hoàng Lan đã học và tốt nghiệp qua nhiều trường đại học danh tiếng cả trong và ngoài nước. Trong đó, có Đại học Y Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Luật TP.HCM và Đại học Cambridge (Vương quốc Anh). Chia sẻ về vai trò mới, bác sĩ Lan nói: "Tôi vô cùng vinh dự khi đảm nhận vị trí Chủ tịch nhiệm kỳ 2025 của AmCham Việt Nam. Đây không chỉ vinh dự lớn lao mà còn là trọng trách quan trọng. Tôi sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy sứ mệnh của AmCham, đồng thời bảo đảm sự thành công bền vững và tầm ảnh hưởng lâu dài của tổ chức tại Việt Nam".Tại cuộc họp, Ban lãnh đạo AmCham Việt Nam đã bầu ông James Meffen - Giám đốc Tài chính AES Vietnam và ông Philip Ziter, Russin & Vecchi - giữ vị trí Phó chủ tịch; ông Jesse Boone - Giám đốc Phát triển cơ sở vật chất và khuôn viên của Đại học Fulbright Việt Nam - giữ vị trí thủ quỹ/giám sát tài chính; luật sư Lê Thị Thanh - Công ty TNHH Baker & Mckenzie - giữ vị trí thư ký.Mặt bằng bán lẻ để trống, giá vẫn trên trời
Đường bay mới TP.HCM - Đại Hưng (Bắc Kinh) sẽ được khai thác với tần suất 5 chuyến/tuần vào các ngày thứ hai, tư, năm, sáu và chủ nhật bằng máy bay Airbus A321. Bên cạnh đường bay mới, Vietnam Airlines cũng tăng tần suất trên đường bay Hà Nội - Bắc Kinh lên 7 chuyến/tuần. Các hoạt động này sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn thuận tiện hơn khi đi từ khu vực phía Nam Việt Nam đến thủ đô của Trung Quốc mà không cần nối chuyến, qua đó tối ưu hóa thời gian di chuyển và nâng cao trải nghiệm bay.Sân bay quốc tế Đại Hưng là một trong những công trình hàng không hiện đại bậc nhất thế giới, được thiết kế nhằm giảm tải cho sân bay quốc tế Bắc Kinh và trở thành trung tâm trung chuyển quan trọng của khu vực. Với hệ thống giao thông kết nối nhanh chóng, hành khách chỉ mất khoảng 40 - 50 phút để di chuyển từ sân bay Đại Hưng về trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Đây là lợi thế lớn, giúp hành trình đến Bắc Kinh trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.Với việc mở thêm đường bay mới, Vietnam Airlines sẽ khai thác tổng cộng 6 đường bay kết nối Việt Nam và Trung Quốc, bao gồm Hà Nội - Bắc Kinh, TP.HCM - Đại Hưng (Bắc Kinh), Hà Nội - Thượng Hải, TP.HCM - Thượng Hải, Hà Nội - Quảng Châu, TP.HCM - Quảng Châu. Tổng số chuyến bay giữa hai quốc gia cũng đạt 40 chuyến mỗi tuần, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách hai nước.Việc mở mới và tăng tần suất các chuyến bay tới Bắc Kinh không chỉ mở ra cơ hội du lịch và giao thương, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhân dịp mở đường bay mới, Vietnam Airlines triển khai ưu đãi hấp dẫn với mức giá vé khứ hồi TP.HCM - Đại Hưng chỉ từ 7,499 triệu đồng (bao gồm thuế, phí). Hành khách có thể đặt vé từ nay đến ngày 24.10 cho các chuyến bay khởi hành từ 30.3 - 24.10. Đặc biệt, hội viên Bông Sen Vàng của Vietnam Airlines thực hiện chuyến bay từ TP.HCM tới sân bay quốc tế Đại Hưng trong thời gian từ 30.3 - 30.4 sẽ nhận được 750 dặm thưởng/chiều cho hạng vé phổ thông và 1.500 dặm thưởng/chiều cho hạng thương gia. Chương trình áp dụng cho khách hàng đặt vé từ nay đến 31.3. Vé được mở bán trên hệ thống phòng vé, đại lý, website và ứng dụng di động của Vietnam Airlines.
Nhóm phượt thủ phóng mô tô tốc độ gần 300 km/giờ, còn lên mạng ‘khoe chiến tích’
Trận đấu khai màn vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) là màn chạm trán giữa đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng và đội Trường ĐH Trà Vinh, diễn ra chiều 1.3. HLV trưởng đội Nguyễn Đình Long cho biết, mục tiêu của đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng đề ra ở ngày ra quân là 3 điểm trọn vẹn, nhằm tạo tiền đề cho những trận đấu còn lại ở vòng bảng, đồng thời “tặng quà” cho đông đảo người hâm mộ.Hai đội tạo ra thế trận cân bằng. Tuy nhiên, cơ hội đã trở nên rõ ràng hơn với đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng, khi được thi đấu hơn người trong hơn 10 phút cuối trận. Trung vệ Nguyễn Chí Thanh của đội Trường ĐH Trà Vinh cản trở một pha bóng nguy hiểm của đối phương, và bị truất quyền thi đấu với tấm thẻ vàng thứ 2.Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã không thể tận dụng được lợi thế về mặt quân số để chọc thủng lưới đối phương. “Trong ngày ra quân, đặc biệt là trận khai mạc giải, không khí trên sân rất sôi động. Có lẽ vì thế mà hai đội thi đấu có phần căng cứng, nên ít tình huống nguy hiểm được tạo ra”, HLV trưởng Nguyễn Đình Long của đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng chia sẻ sau trận đấu khai mạc giải TNSV THACO cup 2025.Ông Long nói thêm: “Thực sự mà nói thì rất tiếc nuối. Đội bạn đã mất người, nhưng chúng tôi không thể tìm kiếm được ít nhất 1 bàn thắng để giành 3 điểm. Tuy nhiên, khởi đầu giải đấu với 1 điểm cũng là điều chấp nhận được và chúng tôi sẽ nỗ lực trong những trận tới”.HLV trưởng đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết, các cầu thủ nhà cần phải cải thiện nhiều vấn đề để hướng đến những kết quả tốt. “Trận đầu tiên không đạt được mục tiêu giành 3 điểm, nên những trận tới đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng có thể sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn có lợi thế sân nhà và sẽ nhập cuộc với quyết tâm cao hơn”, HLV Đình Long bày tỏ.Ở phía bên kia, HLV Trầm Quốc Nam chưa hài lòng với màn trình diễn của các cầu thủ đội Trường ĐH Trà Vinh trong trận ra quân. Theo ông Nam, các học trò chưa thể hiện được lối chơi mạch lạc, đồng thời khả năng phối hợp và chạy chỗ còn chưa tốt. "Ban huấn luyện sẽ có những điều chỉnh để đội chơi tốt hơn, nhắm đến một tấm vé đi tiếp vào vòng trong của giải TNSV THACO cup 2025".Lượt trận thứ 2 bảng A tranh tài vào chiều 4.3. Chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng chạm trán nhà vô địch mùa đầu ĐH Huế, còn đội Trường ĐH Trà Vinh đụng tân binh Trường ĐH Quy Nhơn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Mỹ hỗ trợ Ukraine phát triển kế hoạch phản công Nga?
Đội tuyển Việt Nam đã ngược dòng đánh bại Thái Lan với tỷ số 3-2 ở trận chung kết lượt về, qua đó trở thành nhà vô địch AFF Cup 2024. Các học trò HLV Kim Sang-sik đã vượt qua vô vàn khó khăn trên sân Rajamangala, từ chấn thương của Xuân Son, pha ghi bàn thiếu fair-play của Supachok Sarachat đến áp lực rất lớn từ CĐV Thái Lan. Khó khăn chồng chất, nhưng tất cả chỉ tô đậm thêm bản lĩnh của đội tuyển Việt Nam với màn ngược dòng kinh điển, qua đó trở thành tân vương Đông Nam Á. HLV Kim Sang-sik chia sẻ sau trận: "Đây mới chỉ là khởi đầu của những gì tôi sẽ chinh phục cùng Việt Nam. Sau giải này sẽ là Asian Cup và SEA Games. Đây mới chỉ là khởi đầu thôi, trên hành trình tôi cùng đội tuyển Việt Nam sẽ sải bước qua. Chúng tôi muốn cảm ơn tất cả người hâm mộ đã vượt xa đến đây để chứng kiến chức vô địch của đội tuyển Việt Nam. Tôi đã trả qua nhiều câu chuyện và giờ vô địch cùng đội tuyển Việt Nam.Phóng viên Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: "Ông đã giữ Tuấn Hải trên ghế dự bị trong phần lớn các trận ở AFF Cup 2024, nhưng lại sử dụng anh ở chung kết để rồi Tuấn Hải đã ghi 2 bàn thắng. Đó có phải là bất ngờ thú vị ông dành cho THái Lan". HLV Kim Sang-sik đáp lời: "Khi tôi chuẩn bị cho các trận đấu, tôi luôn nghĩ tới cách phải thắng bằng được. Với Tuấn Hải, dù không ra sân nhiều nhưng cậu ấy luôn tận hiến, tập luyện chuyên nghiệp và nỗ lực trên sân tập. Tôi đã nghĩ cậu ấy có thể làm được điều gì đó ở trận chung kết này. May mắn là Tuấn Hải đã tỏa sáng. Cảm ơn cậu ấy vì điều đó, vì đã luôn cố gắng và chuyên nghiệp". Báo Thanh Niên hỏi tiếp: "HLV Ishii nói bàn thắng thiếu fair-play của Thái Lan là một pha lập công đẹp. Ông nghĩ sao?" HLV Kim Sang-sik trả: "Trước tiên, tôi muốn nói về bàn thắng của Thái Lan. Tôi thất vọng về cách hành xử của họ. Đó không phải bàn thắng thực sự đúng nghĩa đâu. Nhưng quan trọng là, chúng tôi đã nỗ lực để có được chiến thắng này". Mọi chiến thắng đều có giá trị của nó. Xin chúc mừng thầy trò HLV Kim Sang-sik!Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn